- Kinh Doanh Marketing
- Kinh Tế - Quản Lý
- Biểu Mẫu - Văn Bản
- Tài Chính - Ngân Hàng
- Công Nghệ Thông Tin
- Xem thêm
Bài viết không tìm ra được bằng chứng về phản ứng của tỉ giá hối đoái đối với lạm phát, nhưng tỉ lệ lạm phát lại tác động cùng chiều và có ý nghĩa với cú sốc độ lệch chuẩn của tỉ giá và giá trị xuất khẩu. Tóm lại, nghiên cứu có đóng góp vào cuộc tranh luận về việc lựa chọn một cơ chế tỉ giá hối đoái phù hợp cho VN nhằm gia tăng xuất khẩu cá tra, cũng như hoạch định chiến lược để đối phó với lạm phát.
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích sự ảnh hưởng của chế độ đãi ngộ đến động lực làm việc của các quản trị viên cấp trung tại các công ty thủy sản tỉnh Cà Mau. Mẫu nghiên cứu gồm 120 đáp viên, là trưởng, phó các phòng ban trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở tỉnh Cà Mau.
Changes in melanosis, microbiology, and fat oxidation in Pacific white shrimps (Litopenaeus vannamei) when treated with Houttuynia cordata extract (designated E-DC) were monitored during cold storage for seven days at 20 C. Whole shrimps treated with E-DC solution (0.025%, w/v) revealed slow growth of total aerobic microorganisms, Enterobacteriaceae and Pseudomonas aeruginosa, throughout cold storage in comparison to the control sample treated by water (p0.05). These results suggested the potential of using natural compounds from vegetable extraction as a safe and effective alternative for commercial chemical-derived preservatives in shrimp storage.
This research utilizes the disaster risk concept developed by the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) to determine and assess the storm surge risk in aquaculture in the coastal area from Quang Ninh to Ninh Binh province. The results indicated that the highest level of risk occurred in Thai Thuy district (Thai Binh province) and Quang Yen town (Quang Ninh province). The second highest level or risks occurred in Tien Hai district (Thai Binh province), Mong Cai city and Hai Ha district (Quang Ninh province). The lowest level of risk transpires in Uong Bi city (Quang Ninh province) and Kien An district (Hai Phong city). The results provide a scientific basis to support local government in establishing proactive response plans to storm surges, reduce and prevent storm surge damage to aquaculture, assist policy making and establish suitable development priorities for the coastal areas in the Northern region.
Aquaculture is an important economic activity in the coastal zone of Vietnam. Thanh Phu is one the coastal districts in Ben Tre province that rears brackish aquaculture. In recent years, farmers could not grow shrimp because of salinity intrusion and market price fluctuation. This study aims to determine aquaculture and fallow aquaculture pond distribution by using the three indices of NDVI (Normalized Difference Vegetation Index), MNDWI (Modified Normalized Difference Water Index) and NDBaI (Modified Difference Bareness Index) on Landsat 8 imagery.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2017 đến tháng 6/2018 nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động nuôi hàu bằng giá thể vỏ xe và tấm xi măng tại Cần Giờ. Nghiên cứu đã khảo sát 95 hộ nuôi hàu tại ba khu vực (KV), KV I (21 hộ), KV II (17 hộ), KV III (57 hộ) với ba hình thức nuôi bằng giá thể vỏ xe (38 hộ), giá thể tấm xi măng bè nổi (9 hộ) và giá thể tấm xi măng sàn chìm (48 hộ).
Nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế một phần bột cá bằng bột dế trong khẩu phần ăn của cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) nhằm tìm ra mức bột dế thích hợp để thay thế bột cá trong khẩu phần ăn của cá chẽm.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 bằng những phương pháp đang được áp dụng trong nghiên cứu về đặc điểm sinh sản động vật thân mềm hiện nay của Toral-Barzal & Gomez (2012) và Baron (1992). Mẫu sò được thu tại vùng cửa sông Ròon, tỉnh Quảng Bình.
Nghiên cứu ương ấu trùng cá bớp trong hệ thống bể composite với 2 loại thức ăn ở 3 mật độ thức ăn khác nhau được thực hiện từ tháng 04/2016 đến tháng 09/2016 tại Trung tâm Giống hải sản cấp I Ninh Thuận, nhằm tìm ra khẩu phần và chế độ ăn thức ăn sống phù hợp nhất cho ấu trùng cá bớp giai đoạn 02-06 ngày tuổi.
Cá nhụ - Eleutheronema rhadinum khối lượng trung bình 214,84±0,05 g, có nguồn gốc đánh bắt ngoài tự nhiên, được tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định mật độ nuôi và khẩu phần ăn phù hợp cho cá nhụ trong điều kiện nuôi nhốt.
Cá trèn bầu là một đối tượng có giá trị kinh tế, nuôi vỗ bố mẹ nhằm chủ động sản xuất con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm là cần thiết. Một thí nghiệm với thời gian 12 tháng đã được tiến hành dưới dạng một thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) trong các giai đặt trong ao.
Cá úc chấm (Arius maculatus) là một trong những loài cá da trơn thuộc họ Ariidae, chúng thường phân bố ở các cửa sông Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hay Philippin. Ở Việt Nam, đây là loài cá có giá trị kinh tế và có tiềm năng trở thành đối tượng nuôi mới. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá úc chấm được thực hiện từ tháng 11/2017 đến 10/2018 ở vùng cửa sông Trần Đề, tỉnh Sóc Tră
Thí nghiệm được thực hiện đo hàm lượng β-ecdysone (C27H44O7) trong plasma máu cua - là tác nhân gây lột xác. Việc định lượng được hàm lượng β-ecdysone trong plasma sẽ giúp xác định được nồng độ nào sẽ ảnh hưởng lên sự lột xác của cua, giúp phát triển công thức thức ăn, đồng thời lựa chọn và sử dụng thức ăn giai đoạn lột đạt một cách hiệu quả.
Ba thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ (25, 30 và 34ºC) lên sự phát triển, tỷ lệ sống, sức sinh sản, tỷ lệ nở thành công, khả năng sinh sản và tuổi thọ của loài giáp xác chân chèo Pseudodiaptomus annandalei. Ở thí nghiệm 1, naupli mới nở F1 được nuôi trong các bình 5 lít nước (độ mặn 20 ppt), hàng ngày thu 300 ml xác định thành phần và kích thước các giai đoạn phát triển khác nhau.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm sàng lọc in vitro (phương pháp Khuếch tán đĩa thạch, xác định Nồng độ ức chế và diệt khuẩn tối thiểu MIC/MBC) một số cây bản địa có hoạt tính cao kháng vi khuẩn V. parahaemolyticus pVPA3-1.
Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Hiện nay, việc ứng dụng vi sinh vật có lợi để kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, tăng đề kháng của cá và xử lý môi trường là một trong những biện pháp phòng bệnh đang được quan tâm.
Moina micrura là loài giáp xác sinh sản đơn tính được tìm thấy phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam (Lê Văn Hậu và cộng sự, 2018). Trong điều kiện bất lợi, Moina sinh kén (túi chứa trứng nghỉ) (Dodson et al, 2010). Trong khi trứng nghỉ của nhiều loại động vật phù du như: Artermia, Daphnia, Rotifer đã được sử phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên trứng nghỉ M. micrura vẫn chưa được nghiên cứu nhiều vì lý do khó sản xuất thương mại và tỉ lệ nở thấp.
Chitosan khối lượng phân tử thấp (LMWC) và chitosan chloride (LMWC-HCl) được bổ sung vào hỗn hợp carotene-protein (C-P) với hàm lượng 50 – 200 ppm và bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 – 27ºC) trong 24 tuần. Kết quả cho thấy chất lượng hỗn hợp C-P tốt hơn nhiều khi được bổ sung100 ppm LMWC hoặc 100 ppm LMWC-HCl so với mẫu đối chứng.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hormone ngoại sinh hCG (human Chorionic Gonadotropin), LHRH-A (Luteinizing Hormone-releasing hormone analog) kết hợp chất kháng dompamine (Domperidon-DOM) đến thành phần sinh hóa tinh sào cá dìa (Siganus guttatus) 1+ tuổi nuôi trong ao đất tại Khánh Hòa.
Nghiên cứu nhằm xác định thành phần cá hiện diện tại các thủy vực ở Mỹ Tho, đặc biệt là trước tình trạng xâm nhập mặn tiến sâu vào nội đô những năm gần đây. Dữ liệu nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi cá của địa phương.
Đề tài đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bột dế, bột ấu trùng ruồi đen lên tốc độ sinh trưởng của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) được bố trí trên 9 bể composite theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
Xác tôm mịn thu được từ quá trình ép phế liệu tôm (chiếm khoảng 1 % của phế liệu ban đầu) để sản xuất dịch đạm thủy phân tại công ty Cổ phần Việt Nam Food (VNF). Do ở dạng bột khá mịn nên phần này thường được để lại ngay trong dịch thủy phân làm giảm chất lượng dịch thủy phân và lãng phí nguyên liệu sản xuất chitin/chitosan.
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – Acute hepatopancreatic necrosis disease) hay bệnh chết sớm EMS (early mortality syndrome) xuất hiện đầu tiên từ năm 2009 ở Trung Quốc trước khi lan sang việt nam và gây chết hàng loạt tôm nuôi ở Ninh Thuận vào năm 2010.
Thử nghiệm sử dụng bacteriocin trong điều trị bệnh gan, thận mủ trên cá tra giống do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Mục tiêu của thử nghiệm là nhằm tìm ra hoạt chất mới để điều trị hiệu quả bệnh trên cá tra và an toàn cho sức khỏe của con người.
Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và hiện tượng tu hài nuôi bị bệnh sưng vòi tại Vân Đồn-Quảng Ninh và Cát Bà-Hải Phòng được xác định dựa trên phương pháp giám sát chủ động bao gồm việc theo dõi, quan sát biểu hiện tu hài nuôi, phân tích một số thông số môi trường, chất lượng nước trong khoảng thời gian nghiên cứu 2017-2018
Nghiên cứu đánh giá khả năng ức chế tăng trưởng của vi khuẩn Streptococcus agalactiae phân lập được trên cá rô phi của một số cao chiết có nguồn gốc thảo dược. Dịch chiết của năm loại thảo dược (quế, gừng, xuyên tâm liên, diếp cá, tía tô) được pha trong dung môi ethanol 96% và methanol 99,8%, sau khi xử lý nhiệt, lọc và cô quay chân không tạo được các cao chiết có nồng độ 2000 mg/ml.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và đồng đến sinh trưởng, bắt mồi và hô hấp của ấu trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis. Ấu trùng cá chẽm mõm nhọn (khối lượng: 0,16 ± 0,01 g; chiều dài: 2,53 ± 0,11 cm) được phơi nhiễm một trong số các nồng độ Cu: 0, 50, 100, 150, 200, 250, 300, µg/L ở nhiệt độ là 28 ºC hoặc 32 ºC trong 72 giờ.
Nghiên cứu thực hiện trên tôm rảo (Metapenaeus ensis de Haan, 1850) ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 12/2013 đến tháng 07/2014 với mục đích xác định cấu trúc mô học sự phát triển của tuyến sinh dục đực sau khoảng thời gian nghiên cứu, qua đó cung cấp các dẫn liệu nhằm cải thiện nguồn giống và chất lượng giống, nâng cao hiệu quả trong nhân giống nhân tạo.
Nghiên cứu này xác định đặc điểm hình thái và sinh khối của Moina macrocopa, loài đóng vai trò là thức ăn tự nhiên trong ao nuôi trồng thủy sản, góp phần đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn này. Nghiên cứu được thực hiện ở các ao nuôi cá của trại thực nghiệm Ninh Phụng – Ninh Hòa.
Trước yêu cầu đổi mới để phát triển bền vững ngành tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm giảm thiểu xung đột lợi ích sinh thái, đảm bảo thích ứng tốt với biến đổi khí hậu và lợi ích kinh tế thì sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương trong việc tìm kiếm những mô hình sinh kế tiến bộ sẽ tạo ra những tác động tích cực. Thực tế cho thấy, cách “tiếp cận cộng đồng” là một giải pháp quan trọng trong đổi mới sinh kế và giải quyết xung đột sinh thái.